Trong xây dựng nhà phố, phần móng được chú trọng nhiều nhất bởi đó là nền tảng của căn nhà. Phải có nền móng thật vững chắc thì nhà mới có thể vươn cao nhiều tầng mà vẫn an toàn khi sử dụng. Khi nói về việc xây dựng móng, tuỳ tính chất của đất đai của từng khu vực ta sẽ có phương án móng khác nhau. Vậy các phương án ấy khác nhau ra sao và được sử dụng khi nào? Cách tính chi phí làm cừ cọc bao gồm những gì? Mời quý khách hàng cùng tìm hiểu với Thiết Kế Thi Công 360 nhé.

1. Đối với khu vực đất tốt

Nếu kết cấu đất xây dựng chắc chắn và chỉ xây dựng nhà cấp 4 hoặc có gác lửng ta có thể sử dụng phương án móng đơn. Với nhà 1 trệt 1 lầu trở lên móng băng sẽ được ưu tiên sử dụng để tăng độ chắc chắn. Bởi móng chính là nơi chịu tải lực của toàn bộ căn nhà.

Kết cấu và hình dạng của các loại móng băng
Kết cấu và hình dạng của các loại móng băng

Trong xây dựng, khi chọn phương án móng đơn thường chủ nhà sẽ không mất thêm khoảng chi phí nào. Khi chọn phương án móng băng, phần móng sẽ được tính bằng 30% diện tích sàn của phần thô.

2. Đối với khu vực đất yếu.

Đất yếu là đất dễ sụt lún, có kết cấu không ổn định. Với loại đất này thường phải chọn phương án móng cọc. Các loại cọc hay được sử dụng đó là: cừ tràm, cọc bê tông. Vậy chi phí đóng cừ cọc sẽ được tính như thế nào?

Cọc bê tông cốt thép sử dụng cho khu vực đất yếu
Cọc bê tông cốt thép sử dụng cho khu vực đất yếu

– Chi phí phần cừ cọc được xác định dựa vào độ sâu cọc đối với đất. Ví dụ phải làm cọc sâu 10m, căn nhà có bao nhiêu tim móng và mỗi tim móng có bao nhiêu cọc thì chúng ta chỉ việc nhân lên. Ví dụ 8 tim móng mỗi tim móng 1 cọc thì sẽ là: 10 x 8 x 220.000 ( đơn giá cọc)/ m = 17.600.000đ.

– Một chi phí khác đó chính là tiền nhân công ép cọc. Tuỳ theo tình trạng đất và nhu cầu của chủ nhà, chúng ta có 2 loại ép cọc: ép neo và ép tải.

  • Nếu ép sâu thì sẽ dùng ép tải, giá nhân công ép tải  là 20.000.000 VNĐ
  • Nếu ép neo thì độ sâu cọc sẽ cạn hơn, giá nhân công ép neo khoảng 10.000.000 VNĐ.

Chi phí ép cọc chính là tổng của chi phí cọc sử dụng và chi phí nhân công. Để có được một kết cấu nhà bền vững thì việc ép cừ cọc cho những lô đất xấu là điều cần thiết. Chi phí ép cọc thường dao động khoảng vài chục triệu. Gia chủ cần xem xét để cân đối và chủ động được chi phí của mình. Tránh trường hợp tham lam muốn làm phần “bề nổi” đẹp mà sơ xài phần móng.

XEM THÊM: Bảng giá xây dựng nhà trọn gói mới nhất 2020 Chuyên nghiệp ,Uy tín